Không có phúc báo thì làm gì cũng không nên, đi xin ăn cũng không có ai cho Còn nếu có phúc báo, dù đi tới đâu cũng đều có cái ăn, làm ngành nghề gì đều có thể kiếm được tiền
Tích tài vật không bằng tích phúc báo

Không có phúc báo thì làm gì cũng không nên, đi xin ăn cũng không có ai cho. Còn nếu có phúc báo, dù đi tới đâu cũng đều có cái ăn, làm ngành nghề gì đều có thể kiếm được tiền. Nếu con cháu phát đạt, không cần lưu tiền cũng phát đạt. Nếu con cháu không thể phát đạt, lưu tiền chỉ làm bại hoại. Chi bằng, lưu lại phúc đức cho con cháu.
Có một câu chuyện xảy ra tại vương quốc Ba Tư vào thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni, kể rằng:

Quốc vương nước Ba Tư có một cô công chúa tên là Thiện Quang. Thiện Quang lớn lên xinh đẹp, đoan trang và rất được dân chúng yêu kính. Quốc vương Ba Tư rất hài lòng về công chúa và ngạo mạn nói: “Con được dân chúng yêu thích là nguyên nhân ở cha, có cha là quốc vương!

Công chúa Thiện Quang nói: “Thưa cha, đó là nhân duyên phúc đức của con! Không phải có nguyên nhân là ở cha đâu ạ!

Quốc vương Ba Tư hỏi con gái đến 3 lần liền, nhưng cả ba lần công chúa Thiện Quang đều trả lời như vậy.

Vị vua vô cùng tức giận và đem công chúa gả cho một chàng trai nông dân nghèo khó khổ sở trong vùng, rồi nói với công chúa: “Để ta xem vì con cố gắng hay là vì có cha mà con được như vậy!

Sau khi công chúa được gả cho chàng trai nghèo, hai vợ chồng họ chăm chỉ, cố gắng làm việc. Chỉ mấy năm sau, họ trở nên giàu có, phú quý.

Bấy giờ vua Ba Tư vô cùng kinh ngạc và liền đến hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni và được trả lời: “Trong quá khứ, công chúa Thiện Quang rất vui vẻ và sẵn lòng đem lương thực đến để nuôi dưỡng những người tu hành. Chồng của Thiện Quang không muốn vợ làm như vậy nên thường ngăn cản nàng. Thiện Quang nói: ‘Thiếp đã phát tâm nguyện nuôi dưỡng người tu hành, chàng đừng ngăn cản thiếp’. Cuối cùng, người chồng cũng đồng ý để nàng làm việc này. Bởi vì, kiếp trước, Thiện Quang có tâm hành thiện như vậy nên kiếp này nàng rất giàu có. Còn chồng nàng bởi vì kiếp trước đã ngăn cản nên kiếp này nghèo khổ. Nhưng sau đó anh ta lại đồng ý nên khi gặp và làm chồng Thiện Quang, anh ta cũng trở nên giàu có”.

Vua Ba Tư nghe xong liền hiểu ra tất cả.

Quả thực người đã có phúc báo, tự nhiên sẽ có tác động đến sự giàu có của gia đình, cho dù được gả cho người nghèo thì cũng sẽ khiến người đó trở nên giàu có. Đây chính là tầm quan trọng của phúc báo.

Đương nhiên cha mẹ giàu có, để lại tài vật và phúc báo cho con cháu, con cháu sẽ được hưởng. Nhưng nếu con cháu không có phúc báo của mình thì tiền hay phúc báo đời trước lưu lại cũng mau chóng mà dùng hết. Cho nên, tự bản thân mỗi người phải tích phúc báo cho mình mới là điều quan trọng. Bởi một người đã có phúc báo thì làm việc gì đều cũng dễ dàng thành công. Trái lại, người không có phúc báo, dù làm việc nhỏ cũng khó khăn, không đủ cái ăn cái mặc, thậm chí đến xin ăn cũng không có ai cho.

Thành tựu của một người là dựa vào trí tuệ và phúc báo. Tuy nhiên, nếu chỉ có trí tuệ mà không có phúc báo thì việc làm ăn cũng khó mà thành công được. Người xưa nói, việc làm ăn buôn bán thì phúc báo là thứ nhất, trí tuệ là thứ hai. Thời cổ đại, Phạm Lãi – một vị tướng tài của Việt vương Câu Tiễn, mỗi lần đi buôn bán phát tài, ông đều đem tiền bố thí cho người nghèo. Bố thí hết tiền cho người nghèo, ông lại dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng rồi lại phát tài. Phạm Lãi trải qua 3 lần như vậy liền. Người Trung Quốc thờ cúng Phạm Lãi là thần tài, chính là vì vậy.

Người xưa có câu: “Nếu con cháu phát đạt, không cần lưu tiền cũng phát đạt. Nếu con cháu không thể phát đạt, lưu tiền chỉ làm bại hoại. Chi bằng, lưu lại phúc đức cho con cháu”. Đây chính là một kinh nghiệm, một đạo lý mà người xưa muốn truyền tải để khuyên bảo người đời sau.

BBT Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tích tài vật không bằng tích phúc báo tich tai vat khong bang tich phuc bao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Nhọc nhằn hạt thóc mùa lũ bà kanadeva nen 即刻往生西方 triet ly cho ca hay hien phap lac tru o phuong tay chua kim son 6 Đại lão hòa thượng thích huệ quang đức đạt lai lạt ma dạy cách vượt qua Mối liên hệ giữa thầy ï¾ 白佛言 什么意思 nguyen quang nam truong lao ht thich chon phat vien tich Bí quyết cho răng đẹp nụ cười xinh dòng Tiểu sử Đức Đệ nhất Pháp chủ tu phat trong cuoc song thuong ngay kham Buffet chay gây quỹ ủng hộ đồng bào thân và tâm là một hay không phải là nguyen tac cua hoa binh la ung xu bat bao 地风升 phuoc co nghia la gi ho me thien vipassana mot nghe thuat song thach Tu nho ve mot chùa đục Vị thiền sư nổi tiếng tuổi Thìn c㺠cuoc doi duc phat chương viii thời kỳ đầu của phật long tu ai 因无所住而生其心 自悟得度先度人 lên thay ve tham que me that roi Tiểu đường do vi khuẩn đường ruột bố thí thế nào để lòng bình an nhung cai vui trong dao phat tìm cầu sự giác ngộ vị tha Đà Nẵng Tưởng niệm lần thứ 35 ngày cÃy vì sao lại bỏ tết ta theo tết tây Quảng Trị Giỗ Tổ khai sơn chùa Sắc 山風蠱 高島 Nữ giới Phật giáo Những tấm gương ï¾ å tại sao lại có sự khác biệt trong hệ